Ông Lê Hoàng Châu: "Những gánh nặng trong cơ cấu giá thành bất động sản, trên thực tế người tiêu dùng phải chịu".

Giá bất động sản vẫn có thể giảm nữa, nếu như Nhà nước cắt bỏ được những chi phí bất hợp lý đối với các chủ đầu tư, doanh nghiệp bất động sản.

Đó là quan điểm của Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM Lê Hoàng Châu, khi nói về cơ hội tiếp cận, sở hữu căn hộ của số đông người dân, trong bối cảnh thị trường gần như đang ủng hộ người mua.

Trao đổi với VnEconomy, ông Châu nói:


- Gần đây, thị trường bất động sản Tp.HCM cũng như nhiều địa phương khác có dấu hiệu hồi phục, nhưng là sự hồi phục từ từ, từng chút một. Phân khúc chủ đạo nhà ở dưới 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, vẫn phát triển tốt.

Tuy nhiên, nếu nói rằng thị trường bất động sản không bị khủng hoảng là không đúng. Thị trường bất động sản đang bị khủng hoảng nghiêm trọng. Hiện doanh nghiệp bất động sản đang bị “ăn vào tài sản cố định”, tức là phải bán sản phẩm với mức lãi rất thấp.

Chẳng hạn như phân khúc cao cấp hiện đang được bán với mức lợi nhuận 6% mà chưa tính lãi vay, thay vì 40 - 50% như trước đây. Nhiều doanh nghiệp phải bán hoà vốn, cá biệt có doanh nghiệp phải bán lỗ, thành ra rủi ro vẫn còn ở phía trước.

Khả năng tái sản xuất của doanh nghiệp bị hạn chế, từ đó ảnh hưởng đến cả nền kinh tế.

- Khả năng tái sản xuất của doanh nghiệp bị hạn chế, từ đó ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Nhưng có ý kiến cho rằng, bất động sản sau một giai đoạn ngắn “gượng dậy”, hiện nay đang có dấu hiệu khó khăn hơn?

Ai cũng biết, thị trường bất động sản đã rơi vào khu vực đáy của khủng hoảng từ nhiều năm nay. Còn nếu tính từ 2008 đến nay, ngoại trừ có một giai đoạn ngắn ngủi từ 2009 đến cuối 2010 thị trường có ấm lại, song cũng chính từ sự ấm lại này đã đưa đến nguy cơ bất ổn kinh tế, nên Nhà nước phải siết lại từ đầu 2011 và thị trường gặp khó khăn từ đó đến nay.

Nhưng chính trong khủng hoảng đó, Chính phủ có những điều chỉnh kịp thời, đặc biệt là trong điều hành chính sách tiền tệ và không còn coi bất động sản là ngành phi sản xuất, đã tạo điều kiện cho thị trường có những chuyển biến tích cực.


Bên cạnh đó, cũng chính vì thị trường bất động sản đã ở vùng đáy trong một thời gian dài nên chắc chắn trong thời gian tới, thị trường sẽ có những chuyển động đi lên, bởi xưa nay quy luật là “cùng tắc biến, biến tắc thông”. Nó đã rơi xuống đáy rồi thì nó phải lên thôi. Tất nhiên, sự hồi phục này là khá yếu ớt vì thực tế chúng tôi cũng không kỳ vọng vào một sự đột biến.

Tuy nhiên, chúng tôi có niềm tin rằng, thị trường bất động sản Việt Nam không bao giờ có chuyện rơi vào bong bóng như cuối 2007.

Cùng với đó, giới đầu tư hiện đã có sự thay đổi lớn về tâm thức, không phải chạy theo siêu lợi nhuận nữa mà là chia sẻ với người tiêu dùng. Đây cũng là cách doanh nghiệp tự cứu mình vì chiến lược bây giờ phải là “bán lỗ để cắt lỗ”.

Song xét về góc độ tổng thể nền kinh tế, tôi cho rằng Nhà nước không nên để cho doanh nghiệp bị lỗ hoặc lãi quá thấp. Bởi nếu doanh nghiệp không mạnh thì làm sao có nền kinh tế mạnh, làm sao có thị trường bất động sản phát triển được. Hiện có nguy cơ các nhà đầu tư nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam để thôn tính các dự án bất động sản có vị trí tốt với giá rẻ mạt.

Có ý kiến cho rằng, sau vu việc của Tập đoàn Thiên Thanh và Ngân hàng Xây dựng (VNCB), thị trường ít nhiều cũng bị ảnh hưởng tiêu cực?

Tôi cho rằng, vụ việc đó không có ảnh hưởng gì đến thị trường bất động sản vì đó cũng chỉ là những hoạt động mới khởi đầu của VNCB, tầm ảnh hưởng, lan toả của nó chưa có gì. Và thực tế VNCB cũng không phải là ngân hàng khởi xướng ra chương trình này, gói nọ gói kia.

Tuy nhiên, đối với một số hợp đồng đã được ký kết giữa các đối tác có liên quan đến chương trình của VNCB thì cũng cần phải quan tâm hơn. Nhưng, theo tôi được biết, Ngân hàng Nhà nước cũng đang quản lý rất chặt chẽ hoạt động của VNCB nên sẽ không ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Chủ đề cùng chuyên mục: