I. Nguyên liệu sản xuất mi là gì?
-Nguyên liệu để sản xuất mi chính là Polymer
Polymer là một dạng chất dẻo được sản xuất từ nhựa cây và tro của thực vật. Từ những nguyên liệu thô họ đã ứng dụng và sản xuất rất nhiều thứ phục vụ trong cuộc sống, và việc sản xuất mi nối cũng là một trong những ứng dụng thực tiễn, nó được ra đời từ những năm đầu 2000 và phát triển rộng rãi đến hiện nay, 2 quốc gia Nhật và Hàn Quốc là cái nôi ra đời của mi nối.
-Từ nguyên liệu Polymer cơ bản họ đã sản xuất ra những chất liệu mi hiện nay
Mi Silk (mi tơ, mi lụa): với chất liệu này cho sợi mi mềm mại và có độ bóng cao nhưng không đen mà hơi xanh, vì thân của sợi mi trơn bóng nên hơi khó bám keo với những bạn mới tập làm mi.
Mi Faux Mink (Mi giả lông chồn): còn với chất liệu này cho ra sợi mi trông tự nhiên hơn và nó gần giống với lông mi thật hơn, nhưng nó cứng hơn chất liệu mi Silk và có màu đen đậm hơn, thân sợi mi có độ sần nên bám keo tốt, nên trên thị trường loại mi này khá là phổ biến.
Mi Flat: là 1 loại mi được sản xuất khá đặc biệt và công phu, khi cắt ngang sợi mi ra thì chúng ta sẽ thấy nó là hình elip, vì thân của sợi mi nó không tròn nên nó chỉ dành riêng cho nối classic và nó sẽ cho bộ mi dày hơn so với các loại mi khác. Nhược điểm của mi này là nó sẽ dễ bị dày chân keo
Mi Mink (mi lông chồn): loại mi này thì được sản xuất bằng chính lông con chồn, loại này thì khỏi phải nói rồi nó rất tự nhiên vì được làm bằng lông thật, nhưng độ dày của mi không đồng đều còn độ cong thì luôn dễ bị mất do môi trường tác động, ví dụ tắm nước nóng đi mưa rất dễ làm mất đi độ cong của nó và một điều lưu ý là loại mi này rất dễ gây dị ứng với những ai mẫn cảm với lông động vật.

Cách làm đẹp lông mi thời xưa:
1. Ai Cập cổ đại (năm 3.500 – 2.500 trước Công nguyên)

Ở thời Ai Cập cổ đại, cả đàn ông lẫn phụ nữ đều yêu thích tô điểm cho lông mi của mình. Họ thường dùng phấn bột đen và một số loại mỡ đen để làm lông mi đậm màu và sắc nét hơn. Phấn đen và mỡ đen, ngoài tác dụng làm đẹp lông mi còn được cho là khả năng bảo vệ mắt khỏi tia tử ngoại từ ánh mặt trời. Riêng phụ nữ còn bôi malachite, một loại chất khoáng lên lông mi của mình bởi họ tin rằng nó có thể trở nên hấp dẫn hơn trong mắt phái mạnh.
2. Rome cổ đại (năm 753 trước Công nguyên – 476 sau Công nguyên)
Trong xã hội Rome cổ đại, làn mi thật dài, dày và cong chính là niềm ao ước của mọi cô gái. Phấn bột đen và gỗ bần cháy là hai nguyên liệu làm đẹp lông mi phổ biến được hầu hết phái nữ tin dùng. Ở thời kỳ này, người ta truyền tai nhau rằng việc quan hệ chăn gối quá độ sẽ khiến lông mi rụng nhiều hơn bình thường và đó là lý do các cô gái ra sức chăm chút cho hàng mi để chứng tỏ sự trong trắng, đức hạnh của mình.
3. Thời kỳ Trung cổ 1066 – 1458
Ở thời kỳ này, vầng trán được coi là phần đẹp nhất và hấp dẫn trên khuôn mặt của người phụ nữ. Bởi vậy, để làm nổi bật vầng trán, họ thường vặt trụi lông mày cũng như lông mi của mình. Nói một cách khác, xu hướng lông mi được ưa chuộng nhất chính là…không có lông mi.
4. Thời kỳ Elizabeth (1533 – 1603)
Kể từ khi lên ngôi trị vì, Nữ hoàng Elizabeth đã trở thành hình mẫu của cái đẹp mà mọi phụ nữ Anh đều muốn noi theo. Nữ hoàng vốn có mái tóc màu nâu đỏ tự nhiên nên phái nữ đua nhau nhuộm tóc và nhuộm cả lông mi để được giống bà. Thứ mà họ dùng để nhuộm lông mi thành màu nâu đỏ chính là nước quả berry và muội than.
5. Thời kỳ Victoria (1837 – 1901)
Đây là thời kỳ đánh dấu sự ra đời của các loại mỹ phẩm. Sản phẩm mascara đầu tiên trên thế giới được tạo ra bởi Eugene Rimmel, chính là ông tổ của thương hiệu mỹ phẩm Rimmel ngày nay. Loại mascara này được làm từ hai nguyên liệu chính là bụi than và thạch vaseline. Hỗn hợp này được đựng trong một chiếc hộp nhỏ kèm theo một chiếc cọ giúp cho việc chải mi được thuận tiện và dễ dàng hơn.

Đây là một sản phẩm làm đẹp lông mi mang tính cách mạng cả về cách thức sử dụng lẫn công thức ít độc hại nhất và đã gây sốt trong thời gian đó.
6. Những năm 1920 và 1930
Phải đến giai đoạn này người ta mới phát minh ra chiếc kẹp lông mi. Dụng cụ này đã mở ra thời đại của những hàng mi cong vút. Cây kẹp lông mi trở thành món đồ “ruột” của nhiều cô gái bởi nó không chỉ làm cong lông mi trong nháy mắt mà còn có giá thành rất rẻ.
7. Những năm 1940 và 1950
Đầu những năm 1940, công thức mascara không trôi đầu tiên được giới thiệu đến phái đẹp và dần trở nên vô cùng thịnh hành. Đến năm 1958, hãng Revlon đi tiên phong trong việc tạo ra sản phẩm mascara có dạng tube đi kèm với một cây cọ rất quen thuộc với chúng ta ngày nay. So với sản phẩm mascara đầu tiên của Eugene Rimmel, cây mascara của Revlon thực sự là một bước tiến dài cả về công thức lẫn cách thức sử dụng.
8. Những năm 1960 và 1970
Ở giai đoạn này, xu hướng lông mi được tôn thờ nhất chính là hàng mi thật dài, thật kịch tính với những sợi mi như “chân nhện”, đồng thời hàng mi dưới cũng được chú trọng hơn bao giờ hết. Năm 1960 cũng là năm đánh dấu sự ra đời của loại mascara có màu đầu tiên trên thế giới. Sản phẩm này do Revlon tạo ra và có hai màu: nâu và xanh lá cây đậm.
9. Những năm 1980 và 1990
Đây là thời kỳ đỉnh cao của Nữ hoàng nhạc Pop Madonna và làn mi dày, rậm, xòe ra như những nan quạt của cô trở thành hình mẫu long mi của nhiều cô gái. Năm 1988, hãng Max Factor cho ra mắt sản phẩm mascara trong suốt đầu tiên.
10. Năm 2000 đến nay
Xu hướng lông mi hiện nay không bị bó hẹp trong bất cứ chuẩn mực nào nhưng hàng mi dày, dài và cong luôn là đích đến của các tín đồ làm đẹp. Không chỉ có vậy, chúng ta còn
được hỗ trợ bởi vô số phương thức làm đẹp cho hàng mi của mình, từ vô vàn loại mascara đến đủ mẫu mi giả và cả phương pháp nối mi.
Click image for larger version. 

Name:	long-mi.jpg 
Views:	33 
Size:	65.3 KB 
ID:	2226
Nối mi volume là gi
Dụng cụ nối mi

Chủ đề cùng chuyên mục: