- Theo quy định tại khoản 1 điều 172 Luật Doanh Nghiệp 2014:
“ 1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. ”
- Từ định nghĩa về công ty hợp doanh trong Luật Doanh Nghiệp, ta có thể đưa đánh giá về ưu điểm và nhược điểm của công ty hợp danh để có thể đưa ra định hướng chính xác trong từng trường hợp:
+ Ưu điểm:
- Các thành viên đều là các cá nhân vậy nên số lượng thành viên không quá nhiều vì phải chịu trách nhiệm vô hạn với công ty bằng tài sản của mình. Vậy nên việc quản lý công ty không quá phức tạp và các thành viên tham dự trên cơ sở về mặt uy tin, quen biết và tin tưởng lẫn nhau.
=> Như vậy đối với các loại hình kinh doanh nhỏ lẻ, nội bộ thì nên chọn công ty hợp danh để đăng ký kinh doanh.
+ Nhược điểm:
- Đầu tiên việc chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên sẽ có rủi co cao với các thành viên tham gia.
- Ngoài ra, việc không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán khiến cho việc kêu gọi vốn hết sức khó khăn khi đây là hình thức kêu gọi vốn tiện lợi và đơn giản nhất.
=> Vậy nên, nếu như chọn loại hình kinh doanh có quy mô lớn, cạnh tranh gắt gao thì không nên lựa chọn công ty hợp danh.