Đau thần kinh tọa thường gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh đau thần kinh tọa?

Triệu chứng thường thấy của bệnh đau thân kinh tọa
Đau thần kinh tọa hay còn được gọi là đau thần kinh hông to được biểu hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa. Người bệnh sẽ có biểu hiện như: đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân.
Trường hợp đau nhẹ, người bệnh vẫn đi lại làm việc bình thường tuy nhiên nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Trường hợp Đau thần kinh tọa tiến triển nặng hơn người bệnh sẽ bị hạn chế khả năng vận động, chân giẫm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi, đi đại tiện rặn cũng đau, không nhấc được gót hay mũi chân, dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương. Về lâu dài có thể dẫn đến các phương pháp vật lý trị liệu chân tê bì mất cảm giác, có thể đại tiểu tiện không tự chủ.

Đau thần kinh tọa

Ngày nay, đau thần kinh tọa không chỉ gặp ở những người lớn tuổi mà cả những người trẻ thường xuyên làm các công việc nặng nhọc, sai tư thế, đều có khả năng mắc bệnh.

Thống kê cho thấy Khoảng 80% nguyên nhân gây ra bệnh Đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm gây ra, (thường gặp nhất là đĩa đệm L4-L5 hoặc L5-S1 gây chèn ép rễ L5 hoặc S1 tương ứng); trượt đốt sống; thoái hóa cột sống thắt lưng gây hẹp ống sống thắt lưng. Ngoài ra, còn do một số nguyên nhân khác như: Viêm đĩa đệm đốt sống, tổn thương thân đốt sống (thường do lao, vi khuẩn, u), chấn thương, tình trạng mang thai,…

Tham khảo vật lý trị liệu phục hồi chức năng tại đây: https://tapvatlytrilieutainha.vn
Đối với trường hợp Đau thần kinh tọa đã tiến triển nặng sẽ được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ phần đĩa đệm giảm áp lực lên dây thần kinh hông. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp cuối cùng khi đã vô phương cứu chữa. Khoảng 80% người bệnh Đau thần kinh tọa có thể tự phục hồi mà không cần phẫu thuật bằng các phương pháp hỗ trợ điều trị bảo tồn như uống thuốc kết hợp với vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.

Phục hồi chức năng đau thần kinh tọa

Tùy theo nguyên nhân, mức độ bệnh, mà các bác sĩ vật lý trị liệu tại nhà sẽ có phác đồ hỗ trợ điều trị phù hợp. Những phương pháp hỗ trợ điều trị phục hồi chức năng Đau thần kinh tọa hữu hiệu nhất thường được áp dụng như: kéo giãn cột sống, sóng ngắn, siêu âm trị liệu, di động cột sống, tập xà đơn, hay tập các bài tập vận động trị liệu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, kỹ thuật viên nhằm giúp tăng cường sức mạnh cơ và điều chỉnh sự kết hợp vận động giữa các nhóm cơ vùng thắt lưng, vùng đùi và vùng bụng, các cơ này sẽ trợ giúp giúp bảo vệ lưng khỏi bị chấn thương và bị kéo dãn.