Biến chứng nâng mũi bị hở sụn không còn quá xa lạ với nhiều tín đồ làm đẹp. Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa ra sao?

>>> Xem thêm: nâng mũi s line cấu trúc là gì

>>> Xem thêm: nâng mũi s line cấu trúc

>>> Xem thêm: nâng mũi s line có vĩnh viễn không




Nguyên nhân nâng mũi bị hở sụn

Nâng mũi bị hở sụn là tình trạng mũi bị biến chứng sau khi thẩm mỹ. Tùy mức độ mà biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Đầu mũi bóng đỏ, vết thương sưng đỏ nhiều là những dấu hiệu nhận biết đầu tiên. Một số trường hợp, sau khi nâng mũi bị hở sụn, chảy dịch, sưng đỏ, dáng mũi bị biến dạng rất nghiêm trọng.

Nguyên nhân thường gặp gây biến chứng sau khi nâng mũi:

Tay nghề bác sĩ còn “non trẻ” thực hiện sai kỹ thuật, kỹ năng kém, có thể gây biến chứng và phải tháo sụn mũi

Sụn nhân tạo kém chất lượng, hoặc lựa chọn loại sụn nhân tạo không phù hợp, ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ và sức khỏe của người thực hiện. Da đầu mũi quá mỏng nếu nâng mũi quá cao, nguy cơ nâng mũi bị hở sụn, biến chứng rất cao.

Dị ứng với vật liệu lạ là trường hợp hiếm xảy ra. Với các dấu hiệu vết thương sưng đỏ, bầm tím, đau đớn và khó chịu kéo dài.

Chế độ chăm sóc sau khi sửa mũi không tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, khiến vết thương lâu lành, tiềm ẩn rủi ro biến chứng.

Nâng mũi bị hở sụn phải làm sao?

Khi có dấu hiệu bất thường liên hệ ngay để được bác sĩ can thiệp và xử lý kịp thời. Một số trường hợp vì quá lo lắng và hoang mang nên xử lý ngay tại nhà, gây hậu quả nghiêm trọng.

Tùy vào mức độ và đối tượng, bác sĩ chỉ định phương pháp xử lý khác nhau. Cho thuốc kháng sinh, thay sụn hoặc tháo sụn mũi…
Chú ý, kỹ thuật xử lý khá phức tạp, yêu cầu bác sĩ thực hiện phải có kỹ năng và kinh nghiệm thực hiện. Đồng thời, cơ sở thẩm mỹ uy tín có hệ thống máy móc đầy đủ đảm bảo an toàn và hiệu quả. Đồng thời, cơ sở thẩm mỹ đảm bảo quyền lợi khách hàng, sẵn sàng hỗ trợ khi có yêu cầu.

Để vết thương nhanh lành và dáng mũi như ý, khách hàng phải tuân thủ thực hiện đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý cắt chỉ khi chưa cho phép, bởi rủi ro nguy hiểm rất cao.

Chăm sóc sau khi nâng mũi

Theo các chuyên gia, một chế độ chăm sóc tốt, vết thương nhanh lành, dáng mũi mau ổn định, đẹp tự nhiên lâu dài. Một số trường hợp chỉ vì sai sót nhỏ trong chăm sóc vết thương mà bị nhiễm trùng, biến dạng, thậm chí hoại tử vùng mũi.

+ Uống thuốc và tái khám theo sự chỉ định của bác sĩ

+ Vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch Y Tế chuyên dụng

+ Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc khoa học và hợp lý

+ Không để nước làm ướt vết thương khi chưa lành lặn

+ Nếu mũi bị sưng, bầm có thể chườm túi đá lạnh để giảm sưng nhanh.

+ Không hoạt động mạnh, lái xe, chơi thể thao để tránh tổn thương có thể xảy ra do va đập gây tổn hại cho mũi

+ Sau khi nâng mũi, không nằm nghiêng trong những ngày đầu tiên. Thường xuyên nằm nghiêng nguy cơ mũi bị lệch, biến dạng rất cao

+ Tránh ăn những thực phẩm như hải sản, thịt bò, gà, rau muống…

+ Không sử dụng các chất kích thích sau khi thực hiện nâng mũi: rượu bia, thuốc lá,…

+ Chế độ sinh hoạt, làm việc nghỉ ngơi hợp lý. Không làm việc quá sức, tinh thần căng thẳng, stress…

Nếu có dấu hiệu bất thường, liên hệ ngay với bác sĩ thực hiện để được can thiệp và xử lý kịp thời.