Ngoài tác động tới thẩm mỹ, mất răng còn gây khó khăn khi ăn nhai, làm cho xương hàm lão hóa sớm, ảnh hưởng xấu tới các răng còn lại.

Theo thông tin tại Hội thảo khoa học "Tăng cường chăm sóc sức khỏe răng miệng cho thanh niên Việt Nam" năm 2015, người tuổi từ 40 - 55 tuổi bị mất ít nhất một răng chiếm tỷ trọng cao nhất trong nhóm người bị mất răng, cụ thể, trung bình 45 tuổi đã mất 6,64 cái răng.

Ăn nhai bất tiện, khả năng vướng nhiều bệnh

, việc khó nghiền nhỏ thức ăn sẽ gây ra các bệnh tiêu hóa như đau dạ dày, viêm đại tràng...

Hơn thế, khi ăn nhai bị đau, người mất răng nhiều năm có xu hướng chọn lựa những thức ăn nuốt dễ dàng, tránh né những thực phẩm cứng và dai nên dần mất đi cảm giác biết ngon. Những bữa ăn qua loa kiểu chan canh, húp vội sẽ làm cho khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém đi. Điều này ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người trung niên, vốn đang bước vào giai đoạn lão hóa, cần bảo đảm ăn uống dinh dưỡng và điều độ.

Bên cạnh đó, người mất răng sẽ hấp thụ calo, cholestrol và chất béo bão hòa nhiều hơn nên dễ nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.

Người mất răng lâu năm thường gặp tình trạng đau khi ăn nhai

Răng lệch vị trí, không đứng vững, ảnh hưởng đến các răng khác

Mất đi một răng, khung hàm mất đi sự liên kết hợp với nhau, các răng còn lại sẽ dễ bị ngã, đổ về phía khoảng trống của vị trí mất răng, đồng thời răng đối diện cũng có chiều hướng trồi lên, xuống không nhất định. Tình trạng này thường gặp rõ nhất ở những người mất răng sau nhiều năm không trồng lại răng khác.

Vì vậy, các bệnh răng miệng như sâu răng, lệch khớp cắn, viêm nướu, viêm nha chu... sẽ dễ xuất hiện hơn và gây hư các răng khác. Nguy cơ mất thêm răng sẽ tăng thêm.

Tiêu xương hàm

Đây là hệ quả nghiêm trọng có thể xảy ra do mất răng gây ra. Xương răng ở vị trí mất răng không có sức nhai tác động sẽ bị tiêu dần. Mất răng càng để lâu, mật độ xương hàm ngày càng giảm xuống. Theo đó là tình trạng tụt nướu, răng bị lệch, sức nhai kém.

Khi muốn trồng lại răng đã mất, bạn buộc phải thực hiện ghép xương. Lộ trình điều trị sẽ trở nên khó khăn, tốn nhiều thời gian và chi phí cấy ghép. Nếu tiêu xương hàm quá nặng, hệ lụy lớn nhất là không thể chữa trị và phải chấp nhận mất răng mãi mãi.

Gương mặt trở nên lão hóa

Mất răng thời gian dài khiến cho xương hàm bị tiêu đi, ảnh hưởng đến vùng da mặt. Hai khóe miệng xuất hiện nếp nhăn, hai má hõm vào, khiến bạn trông già hơn so với tuổi thật.

Giải pháp cho người mất răng

Theo chuyên gia của Dr. Care, hiện nay, trong ngành nha khoa, có 3 hướng giải quyết khắc phục tình trạng mất răng được sử dụng nhiều là hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và trồng răng Implant. Trong đó, hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ chỉ có thể giải quyết tạm thời tình trạng mất răng mà chưa đem lại cảm giác ăn nhai như thông thường.

Trong phương pháp trồng răng Implant, trụ Titanium đóng vai trò như một chân răng gắn với xương hàm, hạn chế tiêu xương, góp phần giải quyết các vấn đề về lão hóa sớm, răng bị lệch, lung lay... Người mất răng cũng tự nhiên trò chuyện khi có một hàm răng mới khỏe mạnh, bền chắc.

Với hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực trồng răng Implant, nha khoa Dr. Care đề xuất người mất răng lựa chọn phương pháp Implant với độ thẩm mỹ hoàn hảo, bền lâu, mang đến cảm giác ăn nhai thoải mái.

Nguồn từ bài viết tham khảo từ: