Việc tận dụng những loại thảo dược trong tự nhiên như lá xoan, cây nghể, tỏi… giúp xử lý môi trường ao nuôi, phòng ngừa dịch bệnh và hạn chế việc sử dụng thuốc kháng sinh, giúp cá sinh trưởng và phát triển tốt.


Anh Hoàng Văn Nam (SN 1982) ở xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội có thâm niên nuôi cá thương phẩm hơn 10 năm qua. Anh cho biết mình thường sử dụng triệt để nguồn thảo dược tự nhiên, dễ kiếm để phòng trị bệnh cho cá.

Bắt đầu quy trình nuôi mới, anh Nam tiến hành cải tạo, nạo vét ao và khử trùng bằng vôi bột. Sau đó dùng cây văn tiết (tên gọi khác là phân xanh) băm nhỏ, dìm xuống bùn và ngâm trong nước từ 5 - 7 ngày để lá cây phân hủy. Tag: may thoi khi

Sau đó, anh vớt hết bã phân xanh và dẫn nước vào ao nuôi. Đây là công đoạn quan trọng trong việc khử trùng môi trường nước, tạo nước ao có màu xanh nõn chuối, thích hợp trong nuôi cá. Ngoài ra, cây văn tiết khi phân hủy cũng tạo ra các vi chất, vi sinh vật có lợi, hình thành nguồn thức ăn ban đầu tự nhiên cho cá.

Kết hợp việc sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường nước, đều đặn 15 ngày một lần, anh Nam hòa loãng 2 - 3kg vôi với nước cho 100m3 để khử trùng nước ao. Tuy nhiên, việc vệ sinh này được thực hiện trong điều kiện thời tiết mát mẻ, tránh ánh nắng mặt trời và hạn chế tia cực tím.

Theo kinh nghiệm của anh Nam, khi lội xuống ao có cảm giác nước bó vào chân và da khô ráp khi lên bờ, anh rắc phân đạm và phân lân để điều chỉnh nước ao, cho cá dễ dàng di chuyển, bơi lội. Tag: canh quat oxy

Anh Nam cho hay: Khi cá trong ao nuôi bị dịch bệnh, nguy cơ lan tràn ra toàn ao là khó tránh khỏi. Vì vậy giai đoạn phòng bệnh còn quan trọng hơn chống bệnh. Ngoài việc xử lý, cải tạo ao nuôi bằng vôi và thảo dược tự nhiên, anh cũng có những bí quyết riêng trong việc đưa thảo dược vào thức ăn cho cá, giúp cá kháng bệnh và sinh trưởng tốt.

Anh chia sẻ, thường anh sử dụng 1kg tỏi xay nhuyễn trộn với 100kg thức ăn, ngâm trong 15 - 20 phút rồi cho cá ăn từ 3 - 6 ngày trong một tháng, vừa phòng bệnh, vừa tốt cho hệ tiêu hóa của cá phát triển. Ngoài ra, thân và lá cây nghể băm nhỏ nấu kỹ rồi lấy nước trộn vào thức ăn cho cá. Liều lượng cho ăn 1 - 1,5kg thân, lá nghể tươi/100kg cá, cho ăn 3 - 6 ngày liên tục, chữa bệnh thối mang và viêm ruột ở cá hiệu quả. Điều đáng lưu ý, cây nghể có tính nóng nên dùng đúng liều lượng và không được lạm dụng.

Ngoài ra, lá xoan trị bệnh trùng mỏ neo và trùng bánh xe rất tốt, lá và thân cây chuối vừa làm thức ăn, vừa khử độc. Trồng cúc tần bao quanh ven ao giúp cân bằng độ pH trong ao, nhất là khi trời mưa. Tag: thiet bi tao oxy

Anh Nam cũng chia sẻ thêm, ngoài những tác dụng phòng ngừa dịch bệnh của các loại thảo dược, chủ hộ nuôi cũng cần tránh những cây tự nhiên có hại cho ao nuôi, tránh trồng ven ao nuôi cây gấc, cây bạch đàn...

Cũng sử dụng thảo dược trong nuôi cá, ông Nguyễn Văn Thự (xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ) chia sẻ: Trong quy trình nuôi cá, ông cũng sử dụng lá xoan trị bệnh trùng mỏ neo và trùng bánh xe. Đặc tính của cây xoan có vị đắng, cá được cọ xát thì những con trùng mỏ neo, trùng bánh xe không bám vào vây và da. Theo kinh nghiệm, sau khi cá có dấu hiệu nhiễm bệnh, bà con nên chặt lá xoan buộc thành bó lớn, buộc ở các góc ao và các cọc nhô lên trong ao. Cá bị trùng bám sẽ bơi qua, cọ xát khiến trùng rơi ra và bị chết. Để tránh thối ao, khi thấy bó xoan chỉ còn cành thì vớt lên.

Ông Thự cũng chia sẻ thêm: Với cá trắm cỏ, dùng lá cây xuyến chi vừa làm thức ăn cho cá, vừa giảm phân đi ngoài, khử sạch mặt nước và trị được bệnh đường ruột của cá.

Ngoài ra, ông Thự cũng sử dụng cây bươm bướm, lá ổi làm thức ăn cho cá. Các loại thuốc nam này đều điều trị bệnh đường ruột rất tốt ở cá.

Ông Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng phòng Khuyến nông chăn nuôi - thủy sản (Trung tâm Khuyến nông Hà Nội) cho biết: Thảo dược có 2 công dụng chủ yếu là xử lý môi trường nước và diệt bệnh hại, ký sinh trùng ở cá. Nguồn thảo dược đều có sẵn trong tự nhiên. Bà con nên tận dụng nguồn thuốc quý này, hạn chế việc sử dụng hóa chất và thuốc kháng sinh cho cá.

Nguồn: 2lua.vn/article/phong-chua-benh-cho-ca-bang-thao-duoc-5ba361ae425cc53b77162938.html