Ngành nông nghiệp Việt Nam và thủy sản nói riêng đang tích cực thực hiện tái cơ cấu ngành. Một trong những mục tiêu hướng đến là đưa công nghệ sâu rộng vào từng khâu sản xuất. Thực tế mấy năm nay, việc ứng dụng công nghệ đã mang lại những kết quả rất tích cực, đồng thời, người nông dân cũng đón nhận hơn.



Công nghệ ở mọi nơi

Thực tế, công nghệ cao đã gần như “mở rộng” cánh cửa cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ra thế giới, bởi nó giúp giải quyết được nhiều vấn đề, trong đó, đáng kể nhất là vấn đề theo dõi toàn bộ quy trình sản xuất và truy xuất nguồn gốc. Đây là yếu tố mà người tiêu dùng trong và ngoài nước quan tâm nhất.

Bà Nguyễn Thị Tường Vi, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) chiếm trên 30% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, trong đó, giá trị 1 ha đất canh tác NNCNC đạt 320 triệu đồng/ha, gấp 2 lần so sản xuất thông thường và năng suất bình quân cao hơn 30 - 50%”.

Đối với ngành thủy sản, để giải quyết những tồn tại và tiếp tục phát triển theo hướng bền vững, chuyên gia trong ngành cho rằng cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 và công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam. Tag: may thoi khi

Giá trị đã rõ

Trên thế giới, công nghệ 4.0 đã và đang được thúc đẩy áp dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có ngành nuôi trồng thủy sản. Công nghệ 4.0 không chỉ mang lại chất lượng tốt, năng suất cao, mà còn tạo ra nhiều giá trị vượt trội khác trong vấn đề quản lý, nhân sự, quản lý an toàn thực phẩm…

Tại Việt Nam, công nghệ 4.0 đã được nghiên cứu, ứng dụng và thúc đẩy trong những năm gần đây và tạo ra những giá trị rõ rệt cho ngành. Tuy nhiên, trong thực tế, việc ứng dụng công nghệ tại Việt Nam chưa cao lại khá manh mún, nhỏ lẻ. Hơn nữa, nhiều người nuôi trồng thủy sản còn từ chối sử dụng công nghệ cao vì chi phí đầu tư lớn. Theo các chuyên gia, thời gian tới, việc cần làm là phải tăng cường các hoạt động khuyến khích, tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp lẫn người nuôi để họ thay đổi cách sản xuất, áp dụng kỹ thuật, công nghệ cao, giảm thiểu thất thoát trong quá trình nuôi cũng như gia tăng chất lượng ngày càng tốt hơn. Tag: máy thổi khí ương tôm

Nhìn từ thực tế

Theo các chuyên gia, hiện nay diện tích nuôi cá tra của các tỉnh ĐBSCL đều tăng đáng kể so với năm trước, sản lượng trung bình cũng tăng, tuy nhiên, năng suất bình quân lại không tăng tương ứng. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2018, diện tích nuôi mới tăng 25% (1.663 ha), sản lượng tăng 29% (523.000 tấn) so cùng kỳ năm ngoái, nhưng năng suất trung bình chỉ tăng khoảng 1% (đạt 311 tấn/ha), rất không tương xứng.

Xuất phát từ thực tế này, nhiều công nghệ hiện đại đã và đang áp dụng trong nuôi cá tra như ứng dụng công cụ E-MAP và IoT. Ông Trần Thanh Phong, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho rằng, sử dụng công cụ E-MAP, người nuôi, doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm thông tin và xác định chính xác vị trí vùng nuôi trên hệ thống như: diện tích, sản lượng, tình trạng chứng nhận, dự báo sản lượng thu hoạch… Cùng đó, ứng dụng IoT vào quản lý chất lượng nguồn nước cũng được đánh giá là giải pháp có tính ứng dụng cao, phù hợp với thực tiễn nuôi cá tra; giúp người nuôi giám sát ao nuôi mọi lúc mọi nơi, quản lý tăng trưởng, mùa vụ; kiểm soát quá trình sản xuất…

Ông Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam nhấn mạnh, chỉ có con đường cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và quản lý thì mới có thể từng bước tháo gỡ các nút thắt và đưa nghề nuôi cá tra phát triển bền vững. Tag: máy thổi khí vèo tôm

Công nghệ là giải pháp để quản lý chất lượng nông sản và liên kết chuỗi, tuy nhiên việc đưa công nghệ vào nông nghiệp cũng còn nhiều điều phải bàn.

Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam ViEF 2018 với chủ đề “Giải pháp phát triển thương mại cho nông sản Việt” tổ chức hồi đầu tháng 6, ông Trương Gia Bình, Trưởng ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân cho rằng, vấn đề của ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay không nằm ở công nghệ mà là phải có sản xuất trọng tâm, sản xuất lớn. Theo ông Bình, công nghệ chúng ta có thể mua được, các doanh nghiệp Việt Nam đã trưởng thành… Nhưng vấn đề lớn nhất là sản xuất vẫn nhỏ lẻ, không ra tấm ra món. Việc cần nhất lúc này là phải tìm ra được “át chủ bài” cho ngành nông nghiệp. Còn ông Srikanth Mangalam, chuyên gia của Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới đưa ra khuyến nghị, Chính phủ phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng, khuyến khích các đơn vị công tư cùng tham gia, hoàn thiện hệ thống pháp lý để công nghệ được ứng dụng rộng hơn.

Nguồn: 2lua.vn/article/cong-nghe-giai-phap-toi-uu-cho-nong-san-viet-5b496e8ce495197a4c8b456d.html